Mô hình 4P trong Marketing chính là một yếu tố cốt lõi trong hầu hết các hoạt động quảng cáo hoặc kinh doanh. Vậy mô hình 4P là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng mô hình này là gì?
Mô hình 4P là gì?
Mô hình 4P (Marketing Mix) hay còn gọi là Marketing hỗn hợp. Đây là hình thức doanh nghiệp kết hợp sử dụng các công cụ Marketing nhằm quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Mô hình 4P là bốn yếu tố cần thiết liên quan đến việc tiếp thị một hàng hóa hoặc dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Mô hình gồm chữ P là viết tắt của: Product – sản phẩm, Price – giá cả, Place – địa điểm và Promotion – khuyến mại.
Khái niệm về mô hình 4P đã xuất hiện từ những năm 1950. Khi ngành công nghiệp tiếp thị phát triển, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Những điều cần biết về mô hình 4P trong Marketing

Product
Chữ P đầu tiên của mô hình 4P là Product (Sản phẩm). Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng nhất định. Sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra có thể là vô hình hoặc hữu hình, tùy theo dạng tồn tại là dịch vụ hoặc hàng hóa.
Để tạo ra và phát triển sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp của bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
– Khách hàng mong muốn điều gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?
– Người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn ở đâu?
– Mục đích sử dụng của khách hàng khi mua sản phẩm là gig?
– Sản phẩm của doanh nghiệp cần có những tính năng gì để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng?
– Có tính năng cần thiết nào mà doanh nghiệp của bạn đã bị bỏ qua hay không?
– Sản phẩm được tạo ra có mang các tính năng mà khách hàng không cần đến không?
– Sản phẩm được tạo ra nhìn như thế nào?
– Doanh nghiệp của bạn đặt tên cho sản phẩm là gì?
– Kích thước hoặc màu sắc của sản phẩm có sẵn như thế nào?
– Sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh không?
Price
Chữ P thứ hai của mô hình 4P là Price (Giá bán). Giá bán chính là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra trao đổi để lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp.
Giá bán là một trong những thành phần rất quan trọng của chiến lược 4P. Bởi trong giá bán có thị phần, cạnh tranh cùng chi phí nguyên liệu cũng như việc nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm mô hình 4P trong Marketing.
Việc điều chỉnh giá của sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing chung. Cũng như doanh số và nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Bởi giá cả luôn giúp hình thành nhận thức về sản phẩm của doanh trong mắt khách hàng. Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được giá trị mà sản phẩm mang lại và có thể áp dụng 3 chiến lược định giá sau:
- Chiến lược giá thâm nhập thị trường tiêu dùng.
- Chiến lược thị trường trượt giá.
- Chiến lược định giá trung lập.
Một số câu hỏi cần thiết mà doanh nghiệp cần trả lời được khi định giá sản phẩm:
Để sản xuất ra sản phẩm đã tiêu tốn bao nhiêu chi phí?
Giá trị sản phẩm mang tới cho khách hàng là gì?
Giá bán hiện tại của sản phẩm có cạnh tranh so vưới đối thủ không?
Việc giảm giá có thể tăng đáng kể thị phần hay không?
Place
Chữ P thứ ba là Place mang nghĩa là những địa điểm, thị trường mà một sản phẩm có thể được mua. Place thường được hiểu là các kênh phân phối. Bao gồm: cửa hàng hữu hình hoặc là cửa hàng online trên Internet. Đây là nơi để doanh nghiệp trưng bày, quảng cáo sản phẩm nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng.
Promotion
Promotion là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Promotion được hiểu là quảng bá, đẩy mạnh hay xúc tiến tiêu dùng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đảm bảo khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp để lại ấn tượng tốt hoặc thực hiện được việc giao dịch, mua bán đối với khách hàng.
Promotion là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tiếp thị, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng. Promotion bao gồm các yếu tố khác nhau như: Tổ chức bán hàng hoặc hoạt động quan hệ công chúng cũng như việc tạo khuyến mãi và quảng cáo.
Lợi ích của chiến dịch 4P trong marketing

Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng
Để chiến lược Marketing mix 4P đạt hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng thị trường, nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Chiến lược marketing 4P giúp sản phẩm và thương hiệu phổ biến trên thị trường. Duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị, uy tín của thương hiệu mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và trở thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng dữ dội trong tất cả các lĩnh vực. Do đó các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo, nâng cao giá trị cung cấp đến khách hàng.
Chiến lược marketing Mix sẽ giúp thương hiệu hiện thực điều này một cách hiệu quả.
Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng
Bằng việc thực hiện chiến lược Marketing 4P, người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm, giá bán, thuận lợi việc mua hàng, thông tin hữu ích, …
Ưu nhược điểm của mô hình 4P trong marketing
Ưu điểm
- Dễ dàng tương tác với khách hàng
- Thông kê đo lường các thông số nhanh chóng
- Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn
Nhược điểm
- Dễ tạo cảm giác phiền toái
- Mức độ cạnh tranh rất khốc liệt
- Khả năng bị bỏ qua cao
LỜI KẾT
Hy vọng qua bài viết này, người đọc đã có cái nhìn tổng quan về mô hình 4P trong Marketing. Để việc kinh doanh hiểu quả hơn nên áp dụng mô hình này kết hợp với giải pháp quản lý bán hàng. Chúc bạn thành công!
DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT
Website: https://draco.biz/